BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA TIỂU ĐƯỜNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ

8h-20h

Hotline: 02822019115

Email: info@mediexpress.vn

Xem nhiều

Nguyên nhân thức dậy với trái tim loạn nhịp

Nguyên nhân thức dậy với trái tim loạn nhịp

Phát hiện và phòng ngừa rung nhĩ với CardiacSense

Phát hiện và phòng ngừa rung nhĩ với CardiacSense

Đồng hồ theo dõi huyết áp lưu động BPro - Tăng huyết áp ẩn giấu không còn là nỗi lo

Đồng hồ theo dõi huyết áp lưu động BPro - Tăng huyết áp ẩn giấu không còn là nỗi lo

Trải nghiệm bộ đôi siêu phẩm Holter  điện tim ER1 – Holter huyết áp BPro tại Bệnh viện 199 Đà Nẵng

Trải nghiệm bộ đôi siêu phẩm Holter điện tim ER1 – Holter huyết áp BPro tại Bệnh viện 199 Đà Nẵng

Đo huyết áp không bằng áp lực hơi – Đột phá công nghệ từ BPro

Đo huyết áp không bằng áp lực hơi – Đột phá công nghệ từ BPro

MÁY MIỄN DỊCH ĐIỆN HÓA PHÁT QUANG LIFOTRONIC eCL8000

MÁY MIỄN DỊCH ĐIỆN HÓA PHÁT QUANG LIFOTRONIC eCL8000

Máy ghi điện tâm đồ 24 giờ ER1 – Chẩn đoán 104 nhóm ECG bất thường - Sàng lọc rung nhĩ hiệu quả

Máy ghi điện tâm đồ 24 giờ ER1 – Chẩn đoán 104 nhóm ECG bất thường - Sàng lọc rung nhĩ hiệu quả

MediExpress chúc mừng Lễ ra mắt Chi hội Y học thể thao Đà Nẵng & Hội thảo chuyên đề: Ứng dụng công nghệ sinh học trong điều trị - Phục hồi chấn thương thể thao

MediExpress chúc mừng Lễ ra mắt Chi hội Y học thể thao Đà Nẵng & Hội thảo chuyên đề: Ứng dụng công nghệ sinh học trong điều trị - Phục hồi chấn thương thể thao

NHỮNG SẢN PHẨM ẤN TƯỢNG CỦA MEDIEXPRESS VIỆT NAM TẠI HỘI NGHỊ KHOA HỌC TIM MẠCH CỐ ĐÔ MỞ RỘNG Ở HUẾ

NHỮNG SẢN PHẨM ẤN TƯỢNG CỦA MEDIEXPRESS VIỆT NAM TẠI HỘI NGHỊ KHOA HỌC TIM MẠCH CỐ ĐÔ MỞ RỘNG Ở HUẾ

TRẢI NGHIỆM ĐEO THIẾT BỊ ĐO HUYẾT ÁP LƯU ĐỘNG BRPO CHỈ NHƯ ĐEO ĐỒNG HỒ THÔNG THƯỜNG

TRẢI NGHIỆM ĐEO THIẾT BỊ ĐO HUYẾT ÁP LƯU ĐỘNG BRPO CHỈ NHƯ ĐEO ĐỒNG HỒ THÔNG THƯỜNG

Theo dõi huyết áp liên tục với máy đo huyết áp Contec 24h ABPM50

Theo dõi huyết áp liên tục với máy đo huyết áp Contec 24h ABPM50

CHÚC MỪNG MEDIEXPRESS VIỆT NAM XUẤT SẮC HOÀN THÀNH KHÓA ĐÀO TẠO KỸ SƯ TẠI NHÀ MÁY CỦA HÃNG LIFOTRONIC Ở THÂM QUYẾN – TRUNG QUỐC

CHÚC MỪNG MEDIEXPRESS VIỆT NAM XUẤT SẮC HOÀN THÀNH KHÓA ĐÀO TẠO KỸ SƯ TẠI NHÀ MÁY CỦA HÃNG LIFOTRONIC Ở THÂM QUYẾN – TRUNG QUỐC

[SỰ KIỆN SẮP DIỄN RA]  REGENOGEL VINH DỰ TRỞ THÀNH ĐỀ TÀI TRONG BÀI BÁO CÁO TẠI HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN HỘI THẤP KHỚP HỌC VIỆT NAM (VRA) LẦN THỨ XX - CẦN THƠ 

[SỰ KIỆN SẮP DIỄN RA] REGENOGEL VINH DỰ TRỞ THÀNH ĐỀ TÀI TRONG BÀI BÁO CÁO TẠI HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN HỘI THẤP KHỚP HỌC VIỆT NAM (VRA) LẦN THỨ XX - CẦN THƠ 

Chúc mừng bài báo cáo Khoa học: "Quan điểm mới về liệu pháp sử dụng Acid Hyaluronic và Fibrinogen (Regenogel) tiêm nội khớp trong điều trị thoái hóa khớp gối" và Hội nghị Khoa học thường niên Hội Thấp khớp học Việt Nam XX thành công tốt đẹp

Chúc mừng bài báo cáo Khoa học: "Quan điểm mới về liệu pháp sử dụng Acid Hyaluronic và Fibrinogen (Regenogel) tiêm nội khớp trong điều trị thoái hóa khớp gối" và Hội nghị Khoa học thường niên Hội Thấp khớp học Việt Nam XX thành công tốt đẹp

ĐẠI DIỆN TẬP ĐOÀN ALSANZA ĐẾN TRAO ĐỔI VÀ LÀM VIỆC CÙNG MEDIEXPRESS VIỆT NAM

ĐẠI DIỆN TẬP ĐOÀN ALSANZA ĐẾN TRAO ĐỔI VÀ LÀM VIỆC CÙNG MEDIEXPRESS VIỆT NAM

Đồng hồ theo dõi sức khỏe Cardiacsense: Thiết bị phát hiện kịp thời dấu hiệu bệnh tim mạch hậu Covid

Đồng hồ theo dõi sức khỏe Cardiacsense: Thiết bị phát hiện kịp thời dấu hiệu bệnh tim mạch hậu Covid

Hướng dẫn nhanh đồng hồ theo dõi sức khỏe CardiacSense - CS Watch 3

Hướng dẫn nhanh đồng hồ theo dõi sức khỏe CardiacSense - CS Watch 3

Đồng hồ theo dõi sức khỏe CardiacSense: Giám sát rối loạn nhịp tim hậu Covid

Đồng hồ theo dõi sức khỏe CardiacSense: Giám sát rối loạn nhịp tim hậu Covid

Alsavin One: Giải pháp giảm đau tức thì do thoái hoá khớp

Alsavin One: Giải pháp giảm đau tức thì do thoái hoá khớp

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA TIỂU ĐƯỜNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ
Ngày đăng: 06/03/2024 09:27 AM

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) nếu không kiểm soát tốt có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Suy thận, suy tim, tổn thương võng mạc, nhiễm toan ceton, cắt bỏ bàn chân,… Để chung sống với bệnh tiểu đường, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi hay ngưng thuốc điều trị, ăn uống không kiêng cữ. Cùng Mediexpress tìm hiểu thêm về biến chứng của tiểu đường bạn nhé!

 

I. Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường

Lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài không kiểm soát gây tổn thương mạch máu nhỏ, mạch máu lớn và ảnh hưởng đến chức năng của thần kinh, mắt, thận, tim,…

 

Các biến chứng thường gặp của đái tháo đường

 

Biến chứng tiểu đường được chia ra 2 nhóm:

1. Các biến chứng mạch máu nhỏ

1.1. Bệnh võng mạc đái tháo đường (ĐTĐ)

Nguyên nhân phổ biến gây mù lòa ở bệnh nhân tiểu đường. Khi mạch máu nhỏ tổn thương, phình mao mạch võng mạc (bệnh võng mạc nền) gây tăng sinh mạch máu (bệnh võng mạc tăng sinh) và phù hoàng điểm. 

Giai đoạn sớm thường không có triệu chứng, khi bệnh tiến triển sẽ xuất hiện: Nhìn mờ, bong thủy tinh thể, bong võng mạc, mất thị lực một phần hoặc toàn bộ. 

Người bệnh ĐTĐ phải kiểm tra võng mạc thường xuyên hàng năm. Tỷ lệ điều trị thành công cao khi phát hiện sớm có thể giúp ngăn ngừa mất thị lực. 

1.2. Bệnh thận đái tháo đường

Bệnh xuất hiện khi màng đáy cầu thận dày lên, tăng sinh gian mạch và xơ cứng cầu thận. Những thay đổi này gây tăng áp lực lên cầu thận và làm suy giảm dần mức lọc cầu thận. Bệnh thường không có triệu chứng cho tới khi xảy ra hội chứng thận hư hoặc suy thận mạn. 

1.3. Bệnh thần kinh đái tháo đường

 

Bệnh thần kinh ngoại biên đái tháo đường

 

Thiếu máu thần kinh do bệnh vi mạch ảnh hưởng trực tiếp của đường huyết lên tế bào thần kinh và những thay đổi trao đổi chất nội bào làm giảm chức năng thần kinh. 

 

Bệnh thần kinh đái tháo đường được chia ra nhiều dạng: 

  • Bệnh thần kinh ngoại biên: Ảnh hưởng trên dây thần kinh bàn chân và cẳng chân, bàn tay và cẳng tay. Triệu chứng bệnh bao gồm: tê, ngứa, mất cảm giác bàn chân,… 
  • Bệnh thần kinh tự chủ: Ảnh hưởng đến thần kinh tự chủ của hệ tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, cơ quan sinh dục, mắt, tuyến mồ hôi… gây mất khả năng nhận biết dấu hiệu hạ đường huyết. 
  • Bệnh đơn dây thần kinh: Tổn thương các dây thần kinh đơn lẻ thường gặp ở tay, đầu, thân mình hoặc chân. Tổn thương chèn ép lên dây thần kinh gây hội chứng ống cổ tay làm đau, tê, teo cơ bàn tay… 
  • Bệnh đám rối – rễ thần kinh: Tổn thương dây thần kinh gây teo cơ. Bệnh đa dây thần kinh, biểu hiện đau một bên đùi, sụt cân, yếu vận động.

2. Biến chứng mạch máu lớn 

Biến chứng mạch máu lớn liên quan xơ vữa động mạch của các mạch lớn có thể dẫn tới:

  • Đột quỵ do xuất huyết não, nhũn não, làm tăng nguy cơ đột quỵ não từ 150 – 400%. 
  • Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. 
  • Tắc mạch chi, hoại tử chi
  • Rối loạn cương, loét chân, phình động mạch chủ bụng, tắc mạch mạc treo.

3. Các biến chứng tiểu đường khác

 

Bệnh da liễu do tiểu đường

 

  • Nhiễm toan ceton: Biểu hiện: nôn, buồn nôn, đau bụng, hôn mê thậm chí tử vong. 
  • Biến chứng bàn chân đái tháo đường: Nhiễm trùng, loét, hoại tử vùng bàn chân
  • Bệnh võng mạc tiểu đường như: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, trầy xước giác mạc, bệnh thần kinh thị giác.
  • Bệnh gan mật: gan nhiễm mỡ không do rượu, sỏi mật, xơ gan.
  • Da liễu: nhiễm trùng nấm da, loét chi dưới, bệnh da do đái tháo đường, u hạt hoại tử, bệnh xơ cứng bì hệ thống do đái tháo đường, bạch biến, u hạt tiêu… 
  • Trầm cảm, sa sút trí tuệ.

II. Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

 

Nên thăm khám sức khỏe thường xuyên

 

Với những biến chứng trên, sự kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ là rất quan trọng. Bạn có thể kiểm soát đường huyết bằng các cách sau:

  • Nên đến khám tại các cơ sở y tế và tham khảo các kiến thức về bệnh tiểu đường
  • Duy trì thói quen ăn uống và hoạt động thể chất lành mạnh
  • Người bệnh tái khám thường xuyên, ít nhất 4 lần/năm, chủ động theo dõi đường huyết thường xuyên, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. 
  • Không hút thuốc lá
  • Hạn chế ăn chất béo bão hòa từ động vật, chất béo chuyển hóa (mỡ heo, da gà, da heo, bơ, sữa…), đồ ăn mặn, uống rượu bia làm tăng cholesterol trong máu, gây biến chứng về tim mạch, đột quỵ… 
  • Rửa chân hàng ngày trong nước ấm, không ngâm chân quá lâu làm khô chân, dưỡng ẩm cho bàn chân và mắt cá chân bằng kem dưỡng ẩm không mùi, mang tất chân mềm thoải mái không bít chặt cổ chân, đi giày mềm, không đi chân đất. Cắt móng chân và mài nhẵn, cẩn thận không làm trầy xước da. 
  • Thư giãn, ngủ đủ giấc

 

Bệnh nhân đái tháo đường nên hạn chế ăn chất béo

 

Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, không thể chữa trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng ta có thể chung sống hòa bình với bệnh bằng các cách kể trên và nên thăm khám thường xuyên ít nhất 4 lần/năm. Cần thêm thông tin về bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ: 0282 2019 115.

 

0