Để phòng ngừa và điều trị tốt rung nhĩ – chứng rối loạn nhịp tim nguy hiểm thường gặp, một trong những yếu đố quan trọng được các bác sĩ khuyến cáo là bệnh nhân cần được theo dõi nhịp tim một cách thường xuyên. Theo đó, đồng hồ CardiacSense là thiết bị y tế được các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tin dùng để bệnh nhân tại nhà và sau điều trị.
Rung nhĩ - chứng rối loạn nhịp tim nguy hiểm thường gặp
Rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim có đặc trưng là sự co bóp nhanh quá mức và không đều của tâm nhĩ khiến cho tim loạn nhịp.
Với người bình thường, nhịp tim ổn định duy trì trong khoảng 60 - 100 nhịp/phút, nhưng người bị rung nhĩ thì buồng nhĩ bị rối loạn và đập không đều nên nhịp tim có thể đến mức 150 - 200 nhịp/phút.
Rối loạn nhịp tim là nỗi lo của rất nhiều người
Rung nhĩ là loại rối loạn nhịp tim phổ biến nhất trên thế giới. Một số thống kê chưa đầy đủ chỉ ra khoảng 1% những người trên 60 tuổi mắc chứng rung nhĩ. Con số này tăng dần theo độ tuổi, có thể đạt đến 10% với người trên 80 tuổi.
Cũng theo các thống kê, rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 5 lần, gây ra khoảng 25% các trường hợp đột quỵ não, tương ứng với hơn 100.000 các trường hợp nhồi máu não mỗi năm.
Rung nhĩ nguy hiểm như thế nào?
Theo các bác sĩ, rung nhĩ thực sự là một căn bệnh rất nguy hiểm, bởi khi tim đập quá nhanh, máu sẽ bị ứ lại trong các buồng tim tạo điều kiện hình thành những cục máu đông.
Khi các cục máu đông đó di chuyển khỏi nhĩ trái thì sẽ dẫn đến hậu quả tắc mạch não, gây đột quỵ não, nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra, người bệnh rất dễ bị suy tim. Bởi tim thường xuyên phải đập nhanh sẽ khiến cho bị giãn ra, việc tống máu không hiệu quả. Hậu quả là dẫn đến suy tim sung huyết, khó thở, mệt mỏi.
Rung nhĩ, căn bệnh nguy hiểm không thể xem thường
Đây được xem là bệnh lý tiến triển, có nghĩa nếu không điều trị thì bệnh sẽ ngày càng nặng lên, các triệu chứng cũng sẽ xảy ra thường xuyên, kéo dài hơn.
Những điều đó khiến cho người bị rung nhĩ có nguy cơ tử vong cao hơn so với người thường 1,5 – 3,5 lần, nguy cơ bị tâm thần phân liệt tăng 1,6 lần và bị suy giảm nhận thức tăng gấp 1,4 lần.
Triệu chứng cảnh báo rung nhĩ
Rất nhiều bệnh nhân rung nhĩ nhưng hoàn toàn không có triệu chứng, mặt khác, nhiều bệnh nhân có triệu chứng ngay từ khi mới mắc.
Nếu xuất hiện triệu chứng thì người bị rung nhĩ thường gặp tình trạng:
- Tim đập không đều, đập nhanh, bị đánh trống ngực.
- Có cảm giác ngộp thở và đau ở ngực.
- Bị khó thở, mệt mỏi, yếu, chóng mặt.
- Bất tỉnh đột ngột.
- Đi tiểu nhiều lần
Phát hiện rung nhĩ với đồng hồ CardiacSense
Với những người bị rung nhĩ kèm theo biến chứng đột quỵ thì có thể xuất hiện các triệu chứng:
- Bỗng nhiên một bên mắt nhìn mờ hoặc nhòe đi.
- Một phần cơ thể yếu đột ngột.
- Cảm thấy khó để nói hay hiểu người khác.
- Bị đau đầu dữ dội một cách đột ngột mà không rõ nguyên do.
- Đây là những trường hợp cần được cấp cứu ngay ở cơ sở y tế gần nhất để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Phát hiện và theo dõi rung nhĩ với đồng hồ CardiacSense
Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán rung nhĩ thường được bác sĩ chỉ định gồm có điện tâm đồ (ECG), siêu âm tim và thử nghiệm chức năng tuyến giáp.
Trong đó, phương pháp điện tâm đồ cảnh báo chứng rung nhĩ ở bệnh nhân với các dấu hiệu như không có sóng P, tần số sóng f thường > 300 lần/phút (thấy rõ nhất ở V1 và không phải lúc nào cũng thấy rõ ràng ở tất cả các chuyển đạo), các khoảng RR không đều và không có quy luật.
Đồng hồ CardiacSense được nhiều bác sĩ chuyên khoa tim mạch đánh giá cao trong việc phát hiện và theo dõi rung nhĩ bằng phương pháp đo điện tâm đồ. Thiết bị này được tích hợp các cảm biến và thuật toán hiện đại, đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Châu Âu (CE) và được thử nghiệm lâm sàng, chứng minh hiệu quả trong chẩn đoán y tế.
Chứng rung nhĩ ở người dùng (nếu có) sẽ lập tức được cảnh báo với ký tự AF (A-Fib detection) màu đỏ trên mặt đồng hồ, cũng như trên app theo dõi. Các kết quả đo theo thời gian thực này cũng được gửi về cho bác sĩ riêng để theo dõi và có các giải pháp điều trị, dự phòng cho người dùng.
Công ty Cổ phần Công nghệ Mediexpress Việt Nam
Hotline: 0282 2019 115.
Email: info@mediexpress.vn.
Facebook: https://www.facebook.com/mediexpressvn